Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Vụ Hàn Đức Long: Xin lỗi oan sai trong hỗn loạn, luật chưa quy định

- Ông Nguyễn Việt Hưng, Phó cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chưa quy định về tình huống người nhà nạn nhân gây hỗn loạn trong buổi xin lỗi oan sai như trong vụ Hàn Đức Long.

Tử tù Hàn Đức Long nấc nghẹn kể phút được trả tự do
Tết đoàn viên của ông Hàn Đức Long sau 11 năm tù oan

Tại họp báo thường kỳ quý 1 của Bộ Tư pháp sáng nay, nhiều báo đặt câu hỏi xung quanh sự cố trong buổi xin lỗi oan sai ông Hàn Đức Long xảy ra chiều qua.

Tuyên truyền giáo dục để người nhà không vượt quá giới hạn

Ông Nguyễn Việt Hưng cho biết, luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước hiện hành quy định rõ 3 nội dung chính.

Hàn Đức Long, án oan, xin lỗi công khai, Bắc Giang, luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Ông Nguyễn Việt Hưng, Phó cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp. Ảnh T.Hằng

Thứ nhất, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật thì người yêu cầu bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xin lỗi.

Thứ hai, trong thời hạn 30 ngày kể từ nhận được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức xin lỗi.

Thứ ba, có thể xin lỗi qua 2 hình thức là trực tiếp xin lỗi tại nơi cư trú người bị oan, hoặc đăng báo cải chính trên báo chí trung ương và địa phương.

Vừa qua buổi xin lỗi ông Hàn Đức Long có xảy ra sự cố. Từ trước đến nay những vụ việc lớn thì chưa bao giờ việc xin lỗi xảy ra sau yêu cầu bồi thường cả. Để bảo đảm tính phục hồi danh dự cho người dân, tất cả việc tổ chức xin lỗi đều làm trước khi người bị hại yêu cầu bồi thường.

Trường hợp ông Long cũng không phải ngoại lệ. Các cơ quan chủ động xin lỗi. Về vụ việc này, chúng tôi trao đổi với TAND tối cao, ông Long chưa có đơn yêu cầu bồi thường nào gửi đến toà Tối cao.

"Về việc xảy ra trong buổi xin lỗi ông Long, hiện nay luật hiện hành chỉ quy định tổ chức xin lỗi nghiêm túc, công khai, còn tổ chức ra sao, nội dung thế nào, thời gian bao lâu, thành phần ra sao thì trong luật quy định chưa rõ ràng", ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, hôm qua, các cơ quan tố tụng được bố trí đầy đủ tham gia xin lỗi ông Long, từ cơ quan điều tra, cơ quan truy tố, xét xử, các cơ quan có sự cầu thị.

"Việc tổ chức có những sự cố khi người nhà bị hại có hành vi vượt quá giới hạn, thì luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chưa quy định. Tôi không bình luận nhiều, nhưng luật phải nghiêm túc", ông Hưng khẳng định.

Phó cục trưởng cho rằng, khi cơ quan nhà nước đã đứng ra xác định người bị oan và đứng ra xin lỗi, trách nhiệm xác định, truy tìm thủ phạm do các cơ quan điều tra tiến hành, theo thời gian và quy trình cụ thể.

"Vì vậy hành vi gây rối của gia đình bị hại, quan điểm của tôi là nên tuyên truyền giáo dục để người nhà thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Còn việc ông Long bị oan, các cơ quan tố tụng đã chứng minh một cách có căn cứ", ông Hưng nêu.

Khôi phục danh dự sẽ không có thời hiệu

Nói về dự thảo luật mới, ông Hưng cho biết với tất cả thực tiễn xảy ra trong thời gian qua, dự thảo luật mới quy định cụ thể. Thay vì sau khi có quyết định giải quyết bồi thường, dự thảo quy định trong quá trình bồi thường, yêu cầu cơ quan đã làm sai xin lỗi công khai.

Một điểm mới là riêng với quy định yêu cầu về khôi phục danh dự, đề xuất yêu cầu khôi phục danh dự không có thời hiệu để bảo đảm quyền của công dân phù hợp hiến pháp.

"Chúng tôi quy định một cách cụ thể địa điểm, thành phần, nội dung, cũng như trách nhiệm của cơ quan xin lỗi trong tổ chức xin lỗi công khai. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ giúp Bộ Tư pháp, Chính phủ có quy định cụ thể, mang tính khả thi nhất", ông Hưng hứa.

Ông cũng cho biết, việc có quy định nào hạn chế người gây rối thì phụ thuộc vào các phương án bảo vệ để bảo đảm việc tổ chức xin lỗi, đảm bảo tính nghiêm minh, đầy đủ nội dung trong buổi xin lỗi.

Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cũng khẳng định: "Dự thảo luật có đề cập, thời gian tới sẽ có quy định rõ ràng về địa điểm, thành phần, nội dung. Những tồn tại, hạn chế sẽ được khắc phục khi luật mới có hiệu lực".

Hàn Đức Long, án oan, xin lỗi công khai, Bắc Giang, luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước
Cảnh hỗn loạn tại buổi xin lỗi công khai ông Hàn Đức Long vào chiều 25/4. Ảnh Đoàn Bổng

Chiều qua, ông Trần Văn Tuân - Phó chánh án Tòa án Cấp cao tại Hà Nội đọc lời xin lỗi công khai ông Hàn Đức Long tại trụ sở UBND xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Người nhà nạn nhân trong vụ án mà ông Hàn Đức Long từng bị kết án oan đã phản đối. Họ yêu cầu tìm ra thủ phạm chính thức của vụ án.

Tòa xin lỗi cựu tử tù Hàn Đức Long, người nhà nạn nhân phản đối

Tòa xin lỗi cựu tử tù Hàn Đức Long, người nhà nạn nhân phản đối

Phó chánh án Tòa án Cấp cao tại Hà Nội đọc lời xin lỗi công khai ông Hàn Đức Long tại trụ sở UBND xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang.

Ông Hàn Đức Long sốc nặng sau buổi xin lỗi náo loạn

Ông Hàn Đức Long sốc nặng sau buổi xin lỗi náo loạn

Gia đình ông Hàn Đức Long chia sẻ cảm giác hụt hẫng sau buổi xin lỗi công khai của đại diện Tòa án cấp cao tại Hà Nội.

Ông Hàn Đức Long đến cảm ơn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Ông Hàn Đức Long đến cảm ơn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Cựu tử tù Hàn Đức Long đã đến nhà, bày tỏ cảm ơn sâu sắc nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, người năm 2013 đã gửi thư tay tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Án oan Hàn Đức Long: Có thể đòi bồi thường 12-15 tỷ

Án oan Hàn Đức Long: Có thể đòi bồi thường 12-15 tỷ

Ông Hàn Đức Long có thể đòi bồi thường 12 đến 15 tỷ đồng cho 11 năm tù oan, đồng thời ông cũng tố cáo hành vi vu khống mình…

Thu Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét